Sau 'Barbie', trò chơi cờ tỉ phú sẽ được chuyển thể lên màn ảnh rộng
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).Lễ 30.4 - 1.5 nghỉ 5 ngày: 'Rất tiếc vì không có kế hoạch nghỉ sớm hơn'
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Những điều ít biết về Nữ hoàng Elizabeth II - vị quân chủ đặc biệt của nước Anh
Sao ta vẫn một mình với biển
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
Mùa xuân lặng lẽ - Truyện ngắn dự thi của Hoài Nam (Hà Nội)
Dưới đây là 10 tác phẩm văn học dịch đáng chú ý (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).Là cuốn sách đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2023 Jon Fosse, Ánh sáng trắng là tác phẩm "nhập môn" điển hình nhất cho những ai muốn tìm hiểu về thế giới sáng tạo của Jon Fosse. Câu chuyện xoay quanh một người đàn ông chạy xe vào rừng giữa mùa đông tuyết trắng và rồi gặp được những "điểm mốc" đặc biệt của cuộc đời mình.Trong đó, với những câu văn ngắn, các liên từ và yếu tố lặp đi lặp lại đã làm rất tốt nhiệm vụ "nói hộ cho những thứ không thể nói ra" mà ông được Ủy ban Văn chương của Viện Hàn Lâm Thụy Điển ngợi ca. Ngoài ra chủ đề cận tử và cái chết rất điển hình của ông cũng hiện diện, qua đó cho thấy những gì là Fosse nhất.Được biết đến nhiều nhất qua cuốn hồi ký Châu Phi nghìn trùng, tuy vậy Isak Dinesen cũng là một nhà văn tài năng với những câu chuyện hư cấu ấn tượng. Và Bảy chuyện kể Gothic là một trong số đó. Thông qua 7 truyện ngắn có màu sắc nhất quán, bà đã cho thấy được nội lực riêng qua những câu chuyện vừa ám ảnh, vừa khơi gợi và kích thích sự tò mò nhưng cũng đồng thời để lại những dấu ấn lớn.Theo đó, đây cũng là tác phẩm đưa tên tuổi bà ra với quốc tế, góp phần giới thiệu một tác giả nữ Đan Mạch độc đáo. Khi nhận giải Nobel Văn chương, Ernest Hemingway đã có ý nói Dinesen xứng đáng có một giải riêng cho bản thân mình, và qua cuốn sách dày dặn được cho ra đời đầy tâm huyết này, nhận định nói trên thêm một lần nữa đã được khẳng định. Thuộc thế hệ những người tiên phong cho phong cách hiện thực huyền ảo của châu Mỹ Latinh, bên cạnh J.L.Borges, Arlt cũng là cái tên quan trọng của văn học Argentina nhưng chưa được chú ý đủ bởi qua đời quá sớm. Bảy kẻ khùng điên theo đó là tác phẩm nổi tiếng và ấn tượng nhất của ông, chứa đựng mọi đau khổ, tuyệt vọng cũng như điên rồ lên đến không tưởng.Trong đây, nội tâm nhân vật chính Erdosain đã được đặc tả một cách ấn tượng mà chỉ duy sự huyền ảo mới có thể làm được. Tuy không được đánh giá cao vào đầu thập niên 1930 khi nó ra mắt, nhưng không thể phủ nhận cũng từ đây mà một thế hệ Cortazar, Fuentes, Marquez... đã được truyền cảm hứng, từ đó mang lại một phong cách riêng biệt cho văn học của một châu lục. Đoạt giải Goncourt danh giá của Pháp vào năm 2021, Bất thường là tác phẩm đã tạo nên hiện tượng xuất bản khi tẩu tán hơn 1 triệu bản sau khi giải thưởng được công bố. Điều này không chỉ bất ngờ với một tiểu thuyết đoạt giải văn chương danh giá nhất của Pháp, mà càng bất ngờ hơn khi người viết nó thuộc Xưởng Văn chương Tiềm tàng OuLiPo - nơi khai phá những tiềm năng văn chương - vốn được mệnh danh là không dễ viết.Chỉ trong gần 400 trang sách, Tellier đã cho thấy tài năng vượt trội khi cắt qua mảnh đời của gần 10 nhân vật, từ đó phản ánh những góc tối tâm hồn đồng thời phơi bày những hiện trạng xã hội. Ông cũng vận dụng thành thạo những lý thuyết vật lý, các mô hình giả lập về lý thuyết trò chơi, về nhân bản, thế giới song song, đa vũ trụ... đưa người đọc vào một mê cung vô cùng hấp dẫn.Được đánh giá là tác phẩm dễ đọc nhất của Modiano, nhưng Biệt thự buồn vẫn sẽ thách thức những độc giả mon men đến gần thế giới sáng tạo của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương 2014 này. Xoay quanh câu chuyện và những năm tháng tuổi trẻ của một thanh niên trốn tòng quân đến tham gia chiến tranh Algeria, Modiano đã tạo nên một bầu không khí vừa ngột ngạt, vừa khép kín nhưng cũng đầy hoang hoải của tuổi trẻ trong sự bất định.Ở đây những gì vốn có thuộc tính là đẹp và buồn vẫn sẽ hiện diện. Vẫn bằng một dung lượng không quá dày dặn, nhưng nhà văn Pháp này vẫn để lại nhiều ấn tượng lớn trong lòng độc giả và không ngừng cho thấy tiềm năng đặc biệt của bản thân, khi tránh xa những Paris, xa những hồi ức đau đớn và di sản khốc liệt của cộng đồng Do Thái. Là nhà văn Hungary sống tại Thụy Sỹ viết bằng tiếng Pháp, những nét chính trong cuộc đời Kristof cũng phản ánh văn chương của bà: tiếng nói của một thế hệ bị bứng gốc bởi những xung đột bạo lực. Gồm 3 cuốn nhỏ, đây có thể coi là tuyệt tác của bà với đầy bạo lực, sự khốc liệt và cay đắng của cuộc sống được thể hiện trần trụi và không khoan nhượng.Độc giả bước vào thế giới của Kristof sẽ không tránh khỏi cảm giác bất ngờ bởi thế giới mà bà xây dựng. Phút trước đó là những đứa trẻ ngây thơ, những linh mục cao đạo, những cô gái trong trắng, thì ngay phút sau họ đã biến chất để trở thành những con quái vật thật sự. Thế giới văn chương của bà chao đảo và không cân bằng, phản ánh được sự chông chênh và không đáng tin cậy chính là bản chất thâm sâu của nó. Là nữ văn sĩ không còn xa lạ với độc giả Việt Nam qua cuốn Người tình, thế nhưng Đập chắn Thái Bình Dương còn khắc khoải hơn thế, khi xoay quanh một gia đình Pháp đến Campuchia theo tiếng gọi lên đường đến Đông Dương và rồi sẽ mãi mục ruỗng tại đây. Trong tác phẩm là tiền thân cho Rạp Eden sau này, Duras đã đào sâu vào thế lưỡng nan của một lớp người da trắng trong một thời đại, qua đó phơi bày tất thảy những khía cạnh của họ.Từ cao ngạo, ngưỡng vọng cho đến sụp đổ và rồi ngã quỵ. Ba mẹ con trong cuốn sách này đại diện cho những thế hệ khác nhau, những rẽ hướng khác nhau, những quyết định khác nhau, nhưng không thể phủ nhận thứ chờ đợi họ sau rốt vẫn là thất bại - một sự cay đắng mà ngay khoảnh khắc lựa chọn họ đã sai lầm khi đưa ra.Là phần 2 của tác phẩm Đứa trẻ cát nổi tiếng và cũng đồng thời chiến thắng giải Goncourt danh giá, Đêm thiêng không phức tạp như phần trước đó nhưng lại đầy trăn trở và sự khắc khoải. Ở phần 2 này thay vì đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật chính, tác giả đã xoáy sâu hơn vào thế giới bên ngoài, khi bản lai diện mục của cô đã được trao trả về đúng những gì mà nó sở hữu.Rồi cũng từ đây, những gì xảy ra với cô cho thấy những thiết chế cũ chưa khi nào thay đổi. Những nhà ngục tâm trí, một tình yêu hoảng loạn... tất cả đẩy người phụ nữ vào bóng đêm cuộc đời. Không chỉ gây ra bởi cấu trúc xã hội, mà chính sự đố kỵ của con người cũng có thể gây ra bạo lực khủng khiếp. Giành giải Pulitzer danh giá ở hạng mục tiểu thuyết, Jody và Chú nai con cho thấy quang cảnh thiên nhiên của vùng Florida thập niên 1940, 1950 tuyệt đẹp cùng mâu thuẫn đấu tranh vô cùng khốc liệt giữa tự nhiên và con người. Ở đó, lương tri cao thượng và sự thơ ngây phải đối mặt với hiện thực khốc liệt, từ cái đói, cái nghèo và thiên nhiên không ngừng gào thét.Tác phẩm lớn này không chỉ họa lại bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người trong việc đối đầu với tự nhiên, xem những gì quanh mình là đầy gần gũi, thiêng liêng và có cách ứng xử phù hợp. Tuy đã ra đời từ hơn 1 thế kỷ trước, nhưng có thể nói tác phẩm này vẫn còn nguyên giá trị, trao truyền lại những thông điệp cho chính chúng ta.Là tác phẩm kinh điển trong số những tác phẩm viết về cộng đồng da màu, Alice Walker đã không từ khốc liệt để viết nên một tác phẩm vô cùng ám ảnh. Bị cấm ở nhiều trường trung học Mỹ vì sự trần trụi, thế nhưng cũng có thể nói từ đây mà những gì đè nén đã được bộc lộ. Không dừng ở đó, nó cũng đồng thời cho thấy sự gắn kết của một cộng đồng sở hữu điểm chung là bị xem nhẹ, từ đó tạo nên một bản hòa ca chan chứa hy vọng.Năm 2023, nó được chuyển thể thành phiên bản nhạc kịch và nhận nhiều đề cử Oscar. Trước đó nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh, chiến thắng giải Sách quốc gia và Pulitzer... Với những ghi nhận và sức ảnh hưởng như thế, không ngoa khi nói đây là một trong những tác phẩm nên đọc nếu muốn tìm hiểu về chủ đề này.